BẢN ÁN NÀO DÀNH CHO MỘT « CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM »?

 

tvl
Vietnam Human Rights News – Ông Trần Văn Long sinh năm 1958 tại Vĩnh Long, thuộc gia đình Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam Cộng Hòa, là một trong những người bị nhà cầm quyền Việt Nam liên tục gây hại tới đường cùng nên phải rời quê hương để tỵ nạn tại nước ngoài.

Ông bị bỏ tù lần đầu năm 1977 vì tham gia phong trào chống cộng sản của tổ chức Dân Quân Phục Quốc. Trong cuộc giành giật vũ khí của quản tù cho đồng đội vượt ngục, một công an tử vong, ông Long bị kết án chung thân với tội danh « giết người ». Kể từ đó, người thanh niên 19 tuổi bị đầy ải qua nhiều nhà tù khắc nghiệt như Trà Ếch, Z30A – Hàm Tân, A20 – Phú Yên (còn được gọi là « Thung lũng tử thần »).

Từ trại A20, ông tham gia vào việc bí mật chuyển tin ra bên ngoài về chế độ tù đầy hà khắc và vô nhân đạo. Nhờ các thông tin đó mà từ 20 tới 26 tháng 10 năm 1994, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã có chuyến thị sát 4 nhà tù tiêu biểu tại Việt Nam. Tuy vậy, giám thị trại A20 đã đánh lừa đoàn thị sát bằng cách dồn tù nhân chính trị vào các khu cách biệt, chỉ cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tiếp xúc tù thường phạm tại một lán trại riêng. Ngay hôm sau, hơn một trăm tù nhân chính trị đã đồng loạt nổi dậy, hô to « Nhân Quyền cho Việt Nam », « Tự Do cho Việt Nam » liên tục trong 3 ngày, từ 26 tới 28 tháng 10 năm 1994, bất chấp sự đàn áp khốc liệt và tinh vi của quản giáo. Sự kiện này vượt ra ngoài biên bản quan sát của Liên Hiệp Quốc và chỉ được nghi nhận không chính thức.

An ninh trung ương đã khống chế đoàn tù chính trị và lưu đày họ ra ba trại tù phía bắc là Thanh Cẩm, Trại 5 Thanh Hóa và Phủ Lý Nam Hà, nhằm trừng phạt và cách ly với thân nhân vốn nghèo túng của họ ở miền Nam xa xôi. Ông Trần Văn Long bị đưa vào trại Z30A Xuân Lộc giam giữ với chế độ cách ly đặc biệt hà khắc. Ông đã kiệt lực sau gần hai năm sống trong điều kiện giam cầm theo chế độ hành hạ để trả thù. Tháng 4 năm 1996, ông được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Biên Hòa. Nhờ sự can thiệp của Quốc tế Nhân Quyền, ông được trả tự do sau 9 tháng nằm viện, vào ngày 28 tháng 1 năm 1997, sau đúng 20 năm tù cấm cố và khổ sai.

Tháng 9 năm 1999, ông Trần Văn Long thay mặt Hiệp Hội Tranh Ðấu Nhân Quyền Việt Nam (có trụ sở tại Paris) phối hợp cùng các ông Lê Ngọc Vàng (cựu tù 20 năm) và Nguyễn Trọng Nghĩa (người Việt tại Pháp) tổ chức cho những gia đình tù nhân miền Nam vượt hơn ngàn cây số để cùng đi thăm thân nhân đang thụ án tại Trại Giam Số 5 Tỉnh Thanh Hóa, gồm các tù nhân Vũ Đình Thụy (thụ án từ năm 1975), Dương Văn Sĩ (án chung thân), Trần Văn Lương (án tử hình xuống chung thân). Khi đoàn xe thăm tù về đến Sài Gòn, các ông Trần Văn Long, Phan Văn Lợi (cựu tù 18 năm) và Lê Ngọc Vàng bị bắt giam tại Bộ Công An B34. Nhờ cuộc điều trần đặc biệt của Hiệp Hội Tranh Ðấu Nhân Quyền Việt Nam với Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Liên Bang Úc giữa tháng 10 năm 1999 mà những người này được cứu thoát ra khỏi nhà giam.

Năm 2002, ông Long bị bắt lần thứ ba sau cuộc tiếp xúc với linh mục Chân Tín để chuyển giao một số phương tiện hoạt động cho Câu Lạc Bộ Sinh Viên Sài Gòn. Vì không hợp tác khai báo mà gia đình ông bị truất quyền cư trú tại Sài Gòn. Suốt các năm sau đó ông Long bị theo dõi gắt gao, mọi quan hệ xã hội, kinh tế, sinh nhai đều bị bẻ gãy. Bạn tù cũ của ông từ nước ngoài gửi tiền quà giúp làm hàng quán cà phê, tạp hóa đều bị an ninh tịch thu với lý do là nhận tiền từ người Việt nam ở nước ngoài. Ông buộc lòng cùng vợ con vượt biên giới để tới Băng Cốc – Thái Lan xin tỵ nạn chính trị vào ngày 5 tháng 3 năm 2011.

Nhưng vì án danh « giết người » mà nhà cầm quyền đã buộc cho ông, gia đình ông bị văn phòng Cao ủy Liên Hiệp quốc tại Thái Lan từ chối cấp quy chế tỵ nạn. Ba năm qua và cho tới ngày hôm nay, ông cùng vợ và con trai phải chịu cuộc sống lẩn trốn tại Thái Lan. Gia đình ông phải lao công cực nhọc mà mức lương chỉ bằng phân nửa của người bản xứ. Cuộc sống khốn khó đã khiến vợ ông kiệt sức, hiện đang phải điều trị bệnh lao phổi tại bệnh viện với sự gom góp trợ giúp viện phí của những đồng hương qua tổ chức thiện nguyện BPSOS.

Ông Trần Văn Long là nạn nhân điển hình của chủ trương «đuổi cùng giết tận» được nhà cầm quyền thực hiện đối với những người kiên cường hành động chống lại chế độ cường quyền cộng sản Việt Nam.

Kính hồi âm Niên Trưởng Chu Tấn,

NHBinh

Kính hồi âm Niên Trưởng Chu Tấn,

Kính xin Niên trưởng niệm tình tha thứ cho việc chậm hồi âm của Ngọc Hạnh, thời gian qua công tác dồn dập cùng với an ninh không cho phép.
Kính tri ân Niên trưởng đã thông tin nội bộ đến Ngọc Hạnh, qua đó Ngọc Hạnh biết được tình hình và những đáng tiếc xẩy ra âm ỉ nguy hại gây chia rẽ trong nội bộ Anh em, việc này không thể xem là việc nhỏ vì ảnh hưởng không ít cho Đại Cuộc cho tiềm năng nội lực của Dân Tộc và cho chính danh dự của Tổ Chức DIÊN HỒNG.

Trong lúc việc Nước đang rối bời, Ngọc Hạnh nơi này hằng ngày đau đầu nhức óc, tâm sự ngổng ngang tơ vò trăm mối.
Trách nhiệm nặng bằng Non hoài bảo thì cao hơn Núi, thực tế thì sức mình yếu đuối bao lần gục ngã, bao lần chống trả với phong ba. Ngổn ngang trước mắt việc quân cơ, trùng điệp nguy cơ tứ bề banh xé.
Đối Nội đối Ngoại nhìn quanh mình vắng ngắt một hậu phương.
Lời chia sẻ cùng Qúy Niên Trưởng hôm nay cũng có thể là lời sau cuối, bởi biên thùy vẫy gọi Tổ Quốc từng phút giây réo mời đền nợ Nước Các Huynh ơi!
Vị Quốc Vong Thân là danh dự của những ai dấn thân trên đường làm Chiến Sĩ.

Nhớ lời Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy.

« Dầu cho giặc mạnh há lòng nao
Nam Việt ngàn xưa đúc khí hào
Lúc giặc xâm lăng mưu thống trị
Anh hùng đâu xá cảnh gian lao »

« Anh Hùng đâu xá cảnh gian lao
Chiến trận giao phong rưới máu đào
Miễn đặng bảo tồn non nước cũ
Giữ an tính mạng của đồng bào »

Nay thế giặc tràn như thác đổ, thế Nước lòng Dân Ta thì tang tác rã rời, chưa có lúc nào Vận Mệnh Quốc Gia lại nguy khốn và đen tối như lúc này.
Chìm đắm vào suốt dòng lịch sử Truyền thống kiêu hùng bất khuất của Tiền nhân hiển nhiên như Núi sông Hiện Hữu.
Lịch Sử đang trao trọng trách cho mỗi người chúng ta. Đất nước Việt Nam Vinh Nhục ra sao ở mai sau, là phù thuộc vào thái độ của mỗi người Việt Nam hiện tại.

Kính xin Qúy Trưởng Thượng,
Xin hãy vì Đại Ngã Dân Tộc mà hy sinh bản ngã cá nhân, phát huy chân lý, gieo rắc tình thương chung vai góp sức xiển dương tinh thần Dân Tộc.
Tập họp lòng Dân quy tụ quần hùng, giựt dậy và đánh động nhân tâm tìm ra Sách Lược tham mưu vượt trùng sơn, băng qua bờ Đại dương khoát lên mình chiếc chiến cẩm bào Vạn Thắng, để xứng đáng với Tiền nhân đã dày công dựng Nước, xứng đáng với danh xưng DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI mà chính Qúy Niên Trưởng tự gánh vác lên mình sứ mệnh với Toàn Dân.

Không thực hiện được hoài bảo lao mình ra phía trước thì chúng ta cũng làm trách nhiệm ở hậu phương. Hậu phương có vững vàng thì chiến trường ít gian nan đổ máu.
Anh em trong quốc nội hằng ngày đối mặt với hiểm nguy trùng điệp khó khăn, quân lương cạn kiệt, dù vậy Ý Chí vẫn ngút ngàn và luôn luôn sẳn sàng trả giá.
Hải ngoại là niềm động viên cổ vũ lớn lao cho Quốc Nội dấn thân.
Xin góp nhặt bàn tay khối óc tấm lòng thực thi phương châm mỗi người một đốm lửa cùng nhau thổi bùng cơn bão lửa quyét sạch nội thù đánh đuổi xâm lăng.

Ta có chết khí tiết cũng liệt oanh hòa nhập vào Hồn Thiêng Đất Nước.
Khi Ta chết Hồn Anh linh quấn quýt, tiếp sức anh em sứ mệnh hoàn thành.
Không tham vọng tên tuổi mình được ghi chép sử xanh, chỉ ôm ấp một giấc mơ Dân Tộc.
Dân Tộc Ta không thể rơi vào tay giặc, như hoàn cảnh của Tân Cương, Nội Mông hay Tây Tạng, Dân Tộc Ta mãi mãi là Việt Nam.

VIỆT NAM MUÔN NĂM

Truyền thống kiên cường đánh đuổi xâm lăng đã từng làm khiếp vía thoát hoan kinh hồn Mã viện, nay Đảng Cộng sản Việt gian những Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống phản đồ Dân tộc là gián điệp Thái Thú của Tầu cộng Bắc phương.
Anh em Ta phải là người vì Nước quên thân, vì Dân gạt bỏ mọi tỵ hiềm, cùng hướng về đất Mẹ đang lâm nguy sẳn sàng hiến dâng khi Tổ Quốc gọi tên mình.
Việt Nam Minh Châu Trời Đông đang bừng bừng máu nóng, giúp Ta bừng tỉnh cơn mê để biết chan hòa thứ tha hàn gắn vết thương từ ngoại cảnh đến nội tâm hiệp lực toàn dân chung lòng cứu Nước.

NƯỚC đang sụt sôi gọi Ta phía trước, NƯỚC dâng trào MÁU hận trước cảnh diệt vong, NƯỚC hòa cùng tiết tháo của Cha Ông, NƯỚC cho Ta niềm tự hào Nòi Giống.

Tôi !
Con én nhỏ giữa đêm trường Dân Tộc
Đang thét gào giữa bão táp phong ba
Hỡi! đồng bào hỡi các bạn gần xa!
Góp bàn tay cứu lấy Sơn Hà!

Có những đêm gối đầu lên Đất
Đất nun rèn lòng dạ sắt đinh
Đất thấm nồng hai chữ Trung Trinh
Đất dặn lòng vì Nước Hy Sinh

Nước đang chãy tận buồng tim rên xiết
Nhìn NƯỚC đau Ta suối lệ trào tuôn
ĐẤT NƯỚC còn rỉ máu từng cơn
Nun đúc Ta nuôi chí căm hờn

Bỏ nhung lụa chiến bào Ta khóac
Gió biên cương cuốn sạch bụi hồng
Thề Nguyện Thề giành lại biển Đông
Quên tất cả chỉ còn Chữ NÚI SÔNG!

Thân đàn bà lao chốn bão giông
Thách đố cùng lũ giặc cuồng ngông
Việt Nam Ta nòi giống Lạc Long
Quyết một lòng gìn lấy Non Sông

« Giặc đến nhà đàn bà phải đánh »
Đánh tan tành mộng giặc xâm lăng
Để điểm tô trang sử Liệt Oanh
Lịch Sử ! Muôn đời Nam Việt một Bức Tranh

Biên Thùy Phía Bắc
Ngày 06 Tháng 06 năm 2015
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

 

CHIEN SI NTNH